Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009
Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn cha xứ Ngô Thanh Sơn
Vụ bạo động tại giáo xứ Loan Lý, Lăng Cô
Khánh An, phóng viên đài RFA
2009-09-16
Từ khuya ngày 13/9 đến rạng sáng ngày 14/9, tại giáo xứ Loan Lý, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã xảy ra một vụ tranh chấp giữa giáo dân và chính quyền địa phương về vấn đề chủ quyền trên khu đất xây dựng trường học.
Photo courtesy Vietcatholic
Công an bao vây trường họ Loan Lý
Trong khi các diễn đàn quốc tế phát đi “Tin khẩn từ Giáo xứ Loan Lý, hạt Hải Vân, thuộc Tổng Giáo phận Huế” cho biết tỉnh Thừa Thiên Huế “đã huy động một lưc lượng hơn 1500 người gồm bộ đội, công an cơ động, công an biên phòng và những phụ nữ được bịt mặt đã tới bao vây Giáo xứ Loan Lý” với ý định chiếm lấy ngôi trường là tài sản của giáo xứ thì báo chí trong nước lại loan tin giáo dân bị kích động, lợi dụng tôn giáo để ngăn cản việc nâng cấp trường học.
Khánh An có cuộc phỏng vấn Linh mục Ngô Thanh Sơn, người bị cho là đã trực tiếp chỉ đạo việc cản trở xây dựng trên, để tìm hiểu về các thông tin này.
Đơn xin xác nhận chủ quyền không được giải quyết
Khánh An: Thưa LM Ngô Thanh Sơn, theo báo chí trong nước thì giáo dân thôn Loan Lý đã cản trở việc xây dựng, nâng cấp Trường Tiểu Học Thị Trấn Lăng Cô vì cho rằng khu vực trường học là đất của nhà thờ, mặc dù hoàn toàn không có căn cứ. Linh Mục có ý kiến gì không ạ?
LM Ngô Thanh Sơn : Vấn đề giáo xứ không có căn cứ, thì năm 1954 giáo xứ Loan Lý từ ngoài Quảng Trị cũng vì chiến tranh di cư vào năm 1954. Vào đây rồi thì ngay trên vùng đất mà hiện tại là cái nhà, đối với chúng tôi là nhà giáo lý hay là nhà sinh họat của giáo xứ, mà đang xảy ra tranh chấp đó, thì là xây Nhà Thờ Giáo Xứ Loan Lý.
Nhưng mà một vài năm thấy thấp nên sau đó, năm 1956, thì dời lên trên (chỗ) bây giờ, Nhà Thờ Loan Lý dời qua khỏi Quốc Lộ 1, nó chỉ cách Quốc Lộ 1 thôi, còn cái đường đất là nó vẫn liền với nhau. Thì khi xây nhà thờ trên nầy thì dưới kia nền nhà thờ là xây cái nhà mục vụ giáo xứ mà đặc biệt là cho các em vào học giáo lý, gồm có 3 phòng khoảng 200 mét, thì các em học giáo lý tuy nhiên ngày chủ nhật, còn ngày thuờng thì có các nữ tu dạy văn hoá cho các em.
Bây giờ nói là giáo xứ không có căn cứ thì đúng là giấy tờ thì không có nhưng mà trong thực tế thì mọi người trong giáo xứ đều biết rằng đây là giáo xứ của cha ông mình xây nên và mình dạy giáo lý, tuy nhiên cũng có vấn đề văn hoá vô đó, trước 1975 chuyện đó là rất bình thường ở Miền Nam này.
Thì đến năm 1975 khi nhà nước vào thì nhà nước họ trưng dụng hay gì gì đó thì thời đó chúng tôi chỉ trông cho an toàn mạng sống mà thôi còn của cải vật chất thì không bao giờ dám đụng đến. Từ đó, từ 1975 cho đến bây giờ, 34 năm, là ngày thường thì họ dạy, chiều chủ nhật suốt thời gian liên tục chúng tôi lại đưa các em đi học giáo lý. Cho đến cuối tháng 8 này thì nhà nước có vẻ muốn như là lấy (cái nhà mục vụ này). Ngày mùng 9 thì công văn đầu tiên của nhà nước - gởi đến ngày mùng 9 - họ nói họ chiếu theo luật , điều luật của quốc gia để họ lấy cái nhà này.
Thì qua ngày 12 họ gởi thêm một cái nữa. Công văn thứ hai là ngày 12 nhưng ngày 13, tức chúa nhựt, họ báo tôi đi họp nhưng ngày chúa nhựt tôi không đi họp vì tôi là cha sở - linh mục tôi làm việc cho nên tôi không có đi họp được, thì họ trách tôi không đi họp là không đúng với chúa nhựt, thì họ lại đưa cho tôi cái bản văn ngày 12 là họ quyết định lấy cái đó. Bây giờ nói là giáo xứ không có căn cứ thì đúng là giấy tờ thì không có nhưng mà trong thực tế thì mọi người trong giáo xứ đều biết rằng đây là giáo xứ của cha ông mình xây nên và mình dạy giáo lý, tuy nhiên cũng có vấn đề văn hoá vô đó, trước 1975 chuyện đó là rất bình thường ở Miền Nam này. Chúng tôi vẫn khẳng định đây là chủ quyền của chúng tôi và chúng tôi xin, chúng tôi đề nghị giao trả lại nhà đất để chúng tôi làm nhà giáo lý cho các em học.
Khánh An: Như vậy là giáo xứ đã làm đơn xin xác nhận chủ quyền trên mảnh đất rồi, phải không ạ?
LM Ngô Thanh Sơn : Thì cái chuyện này là cha sở cũ ngài đã gửi đi rồi, hai ba lần rồi, nhưng nhà nước không trả lời về quyền sử dụng đất. Họ không trả lời mặc dầu họ hướng dẫn mọi cái thủ tục cũng giống như các nhà thờ khác. Chương trình của họ là quyền sử dụng đất cho các nhà thờ thì trong đó có nhà giáo lý này, thì các cụ đã gởi hồ sơ cho họ rồi nhưng họ không giải quyết.
Xô xát thì có, chứ chuyện tấn công thì không
Khánh An : Báo Thanh Niên cho rằng các giáo dân đã bị kích động đập phá tường rào, tháo biển hiệu trường và tấn công công nhân xây dựng. Việc này có không, thưa Linh Mục?
LM Ngô Thanh Sơn : Không bao giờ có vấn đề tấn công. Không bao giờ có trong vấn đề đó. Một cách chung là nói mọi cái xô xát ở Miền Nam này, tức là cái xô xát thì có, chứ chuyện tấn công thì không có tấn công. Cụ thể ở đây là vì sao mà không có tấn công, là vì cái diễn tiến là như thế này : Mới 5 ngày thôi, tờ công văn mùng 9, tờ công văn 12 và 13 tức đúng ngày Chúa Nhựt thì chuyện đó sau khi tôi làm lễ cho các em giáo lý xong, khai giảng xong trên này họ không cho khai giảng dưới trường đó, thì chúng tôi không khai giảng vì sợ xảy ra bức xúc.
Không bao giờ có vấn đề tấn công. Không bao giờ có trong vấn đề đó. Một cách chung là nói mọi cái xô xát ở Miền Nam này, tức là cái xô xát thì có, chứ chuyện tấn công thì không có tấn công.
Sau lễ, chúng tôi xuống thì họ đã dàn sẵn quân hết rồi, đủ mọi ngành cũng khoảng chừng một trăm người của họ, rồi họ quay camera với chụp ảnh v.v. thì tôi dẫn các em xuống, tôi mặc áo dòng đàng hoàng, thì tôi xuống tôi nói xin vui lòng mở cửa cho chúng tôi dạy học, họ nói không mở. Tôi nói thôi không mở thì chúng tôi học giữa sân thôi.
Rồi tối lại thì họ có dựng một cái cổng sơ sơ với vải gì đó thì có một số người giáo dân khuya lắm, khoảng 12 giờ tới 2 giờ sáng tối Chúa Nhựt 13, thì giáo dân có xô xát, có báo cho chúng tôi, thì chúng tôi có nói đất đai của chúng tôi làm cái chi phải có giấy có tờ, có cấp trên đồng ý đàng hoàng. Tự nhiên là dựng lên cái cổng, trụ, có cái bảng, rồi lưới B40. Thì đúng là có một số giáo dân hất đi, nói là không được làm như vậy. Thì tối Chúa Nhựt tôi đi vắng giáo xứ, và sáng Thứ Hai thì hoàn toàn đổi mới. Cái tốc độ của dân chính quyền từ một trăm đến hai trăm, ba trăm và cuối cùng trên một ngàn người. Suốt trong ngày Thứ Hai, ngày 14 tháng 9 đó, là hơn một ngàn người, kể tất cả mọi cấp và mọi thứ người mà bên chính quyền họ dàn. Ông Mãn, bí thư tỉnh uỷ, có mặt. Họ đem lực lượng tới như vậy và họ bắt đầu xây tường thành. Giáo dân không phản ứng gì nữa cả. Thì bây giờ tiếc là vấn đề này là vấn đề luật lệ và toàn quốc rồi, đụng vào đó thì trúng hay sai thì không biết về mặt luật pháp nhưng mà chúng tôi đụng vào thì sẽ mắc tội vi phạm luật pháp, cho nên kể từ sáng Thứ Hai chúng tôi không đụng chạm gì nữa cả thôi.
Thì bây giờ tiếc là vấn đề này là vấn đề luật lệ và toàn quốc rồi, đụng vào đó thì trúng hay sai thì không biết về mặt luật pháp nhưng mà chúng tôi đụng vào thì sẽ mắc tội vi phạm luật pháp, cho nên kể từ sáng Thứ Hai chúng tôi không đụng chạm gì nữa cả thôi.
Cuối cùng thì 9 giờ thì ông Mãn bí thư đến rồi họ để chúng tôi ra khỏi hiện trường cái sân đó, và bây giờ họ xây một cái tường thành ngăn hẳn, không thông thương chi được, khoảng hai mét rưỡi, nhìn chỉ thấy cái mái đó thôi. Và (cảnh sát) cơ động rất là đông, họ chận hai đầu lại khoảng chừng 10 cây số, không được ai đi ngang qua đó dù là quốc lộ. Họ bắt đi cái vòng sau cái vòng ở giữa đó, hoặc là sau đầm. Hai con đường phải đi vòng, không đi ngang trước này, suốt ngày.
Khánh An : Cũng theo bản tin trên của báo Thanh Niên thì họ quy kết chính Linh Mục là người đã “chỉ đạo trực tiếp” đưa phụ nữ và trẻ em ra để làm bình phong cho việc cản trở xây dựng. Ông nói sao về cái quy kết này, thưa ông?
LM Ngô Thanh Sơn : Trong cái bài báo là tối chủ nhật 13 và sáng 14 tức là Thứ Hai, Linh mục Ngô Thanh Sơn trực tiếp chỉ đạo vân vân và vân vân thì tôi đi vắng, cho đến chiều Thứ Ba tôi mới về tức chiều hôm qua, đúng 4 giờ rưỡi, thì tôi cùng 3 cha nữa mới trở về nhà xứ. Trong bài báo nói rằng linh mục Ngô Thanh Sơn trực tiếp chỉ đạo mọi chuyện đó thì hoàn toàn tôi không có mặt, và cha hạt trưởng - Cha Nguyễn Đức Tuân đứng ra thay mặt tôi để dàn xếp, không cho chuyện ẩu đả xảy ra và giáo dân đã nghe lời Ngài. Mọi chuyện yên ổn.
Khánh An : Cảm ơn LM Ngô Thanh Sơn và chúc Linh Mục cùng với giáo dân luôn bình an.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét